Bạn có biết theo quy định luật thanh niên 2005, thanh niên là công dân việt nam từ bao nhiêu tuổi?

Có lẽ mọi người đã không còn xa lại với “luật thanh niên”. Nhưng chắc chắn không phải ai cũng nắm rõ các độ tuổi nào được gọi là thanh niên theo pháp luật. Vậy theo quy định luật thanh niên 2005, thanh niên là công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.

Theo quy định luật thanh niên 2005, thanh niên là công dân việt nam từ bao nhiêu tuổi?

Thanh niên là lực lượng nòng cốt, chiếm khá lớn trong dân số Việt Nam. Họ đóng vai trò trung tâm trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Họ chính là những người tiên phong trong các cuộc chiến đấu ở thời bình lẫn thời chiến. Theo quy định của Liên hợp quốc thì  thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 – 24.

Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau về độ tuổi của thanh niên. Tùy thuộc vào tình hình dân số và điều kiện kinh tế mà các quốc gia đưa ra các quy định riêng. Tại Việt Nam, theo quy định Luật Thanh niên 2005: “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.

Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên

Bạn có biết theo quy định luật thanh niên 2005, thanh niên là công dân việt nam từ bao nhiêu tuổi?

Theo Điều 4 Luật Thanh niên được ban hành từ ngày 1/1/2021 thì vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên như sau:

  • Thanh niên là một bộ phận lực lượng công dân to lớn của xã hội. Vai trò của thanh niên là người tiên phong, đi đầu trong các phong trào đổi mới, luôn luôn sáng tạo những điều mới góp phần xây dựng và và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  • Thanh niên đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • Thanh niên có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Theo Điều 5 Luật Thanh niên 2005, quyền, nghĩa vụ của thanh niên được Nhà nước nêu rõ như sau:

  • Quyền, nghĩa vụ của thanh niên phải được thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Thanh niên có quyền được công nhận, tôn trọng, bảo vệ.
  • Mỗi thanh niên đều phải thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, không giới hạn trình độ văn hóa, nghề nghiệp, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân phải có trách nhiệm tạo điều kiện, môi trường để thanh niên có thể thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
  • Các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải đảm bảo cho  sự phát triển của thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy năng lực của bản thân.
  • Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên. Chấp nhận, xem xét những ý kiến của thanh niên
  • Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
  • Xử lý kịp thời những cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh niên.

Sau khi tham khảo xong bài viết này, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Theo quy định luật thanh niên 2005, thanh niên là công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi?”. Ngoài ra, bạn có thể hiểu thêm về vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam theo đúng quy định pháp luật. 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo